Xe tăng T-14 quá đắt, Nga không dám đưa sang Ukraine chiến đấu
Sinh sống ở Bỉ từ lâu nhưng với nghệ sĩ độc lập Quynh Iris Nguyen - de Prelle (người sáng lập IVB - Trung tâm Liên văn hóa Việt Nam và Thái Bình Dương tại Brussels), tết vẫn là khoảng thời gian tuyệt vời. Chia sẻ với Thanh Niên, chị cho biết trong nhiều năm qua, chị đã tổ chức triển lãm Tết Việt online với rất nhiều hình ảnh về Tết qua sắp đặt mâm quả và trang trí Tết. Cả gia đình chị cùng nấu bánh chưng cùng những anh chị em người Việt ở Bỉ. "Tôi cùng các anh chị em trong Tổng hội người Việt Nam tại Bỉ tổ chức và gói bánh, làm bánh, mọi khâu chuẩn bị và sau đó thì ba bố con là thành viên tích cực nấu bánh và trông nồi bánh".Chị còn có một nhóm "Triết học của Tết" để gìn giữ hình ảnh Tết Việt khi xa nhà, xa quê hương Việt Nam trong nhiều năm. "Trong ký ức của tôi, Tết Việt là một triết học và tư tưởng của người Việt về sự đoàn kết, xum họp gia đình, là sự gắn kết tuyệt đẹp nhất của mỗi gia đình, cộng đồng và xã hội. Đến tết là vui, là mong ước hạnh phúc. Là chợ hoa, là ẩm thực Tết không thể thiếu bánh chưng. Bố mẹ tôi ở Việt Nam bây giờ đã nghỉ hưu vẫn làm bánh chưng mỗi khi tết về để con cháu từ xa nhìn được không khí tết ấy trong suốt hơn 40 hiện hữu của tôi cùng gia đình", chị hào hứng nói.Ở Bỉ, chị cũng đồ xôi nếp và không thể thiếu bánh chưng, giò chả và hoa quả Tết. Các bạn nhỏ trong nhà cùng chuẩn bị tết với cha mẹ và háo hức kể chuyện, vẽ tranh tặng ông bà hay đơn giản là thưởng thức mứt dừa ngày tết như thủa nhỏ ở Việt Nam. "Chờ đón giao thừa cả tết tây và tết ta là khoảnh khắc bên gia đình ở đây hay sự kết nối với cha mẹ và gia đình ở Việt Nam là giờ khắc luôn thiêng liêng với tôi. Tết là nhà là quê hương dù bất cứ nơi đâu". Cũng giống như chị Quỳnh Iris, chị Ngô Đỗ Thu Hường (tên tiếng Anh là Helen) - đồng sáng lập dự án Kênh Việt Happiness Station, đang sinh sống và làm việc tại Bỉ. Khi nói về Tết nguyên đán, chị khẳng định với bản thân và nhiều người, đó là món ăn tinh thần không thể thiếu vào những dịp cuối năm và mở đầu cho một năm mới, là dịp lễ quan trọng nhất của người dân Việt Nam. Đây là dịp người người nhà nhà được nghỉ lễ nhiều để "trở về" nhà, về với cội nguồn. Bất cứ ai dù ở nơi đâu cũng muốn trở về bên gia đình, tổ tiên, để cùng đi sắm tết, sang sửa - trang trí nhà cửa, nhau quây quần bên nồi bánh chưng đêm giao thừa. Theo chị Helen, tết cũng là dịp gieo niệm lành, tưởng nhớ đến công lao của tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những người đã khuất trong gia đình, dòng họ, đất nước... "Hồi xưa, chuẩn bị dịp lễ tết, tôi thường được bố mẹ dẫn đi tảo mộ, thắp hương, xếp mâm ngũ quả, sắm cành đào quất, làm mâm cỗ để cúng tất niên... Sang châu Âu rồi, ngày tết của dân tộc thì lại không rơi vào ngày nghỉ ở bên này, nên tôi và gia đình vẫn đi làm, đi học như một ngày bình thường. Dù vậy tôi cũng rất háo hức mong chờ như trẻ thơ, mình cũng dành thời gian gọi điện về hỏi thăm bố mẹ, gia đình họ hàng nội ngoại. Những ngày giáp tết và tết thường gọi về nhiều hơn, nhớ quê, nhiều cảm giác đi sắm tết tất bật, vui vẻ, rộn ràng quên mệt nhọc. Khi gọi điện về, bố mẹ tôi thường kể và quay cảnh ở quê: cảnh bố mẹ sắm tết năm nay có gì, cảnh bố mẹ nấu bánh chưng, khoe bàn thờ. Khi giao thừa về nhà tôi như 1 cầu truyền hình nối Việt Nam với châu Âu, bố mẹ và các con cháu trao nhau những lời chúc", chị Helen chia sẻ với Thanh Niên.Chị Helen cũng thường cùng mọi người tổ chức gói bánh chưng và tổ chức tết cho các gia đình anh chị em xa nhà, rất vui và ý nghĩa, các chị lập nhóm với một cái tên rất thân thương "Hội nghiện ăn tết". Lúc tổ chức tết thì cũng mỗi người một việc, người nấu ăn - người phụ trách trang trí, dọn dẹp rồi mặc áo dài, chụp hình... tổ chức hoạt động cho các bé lên hát các bài về tết, về xuân, chúc mọi người và nhận lì xì. Các chị em rục rịch chuẩn bị tết từ hàng tuần trước đó, rất sôi nổi... còn sau tết thì dư âm vẫn còn đọng lại nhiều ngày sau đó.Biển báo bị nghiêng
Ngày 15.3, thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, UBND tỉnh này vừa có văn bản cho phép Công ty CP đầu tư nông nghiệp Agri-Vina nuôi lợn thử nghiệm trở lại tại trang trại ở xã Tân Phúc (H.Lang Chánh, Thanh Hóa), với số lượng heo được nuôi là 50% (30.000 con) so với công suất thiết kế, trong thời gian khoảng 3 tháng.Sau thời gian phải tạm dừng chăn nuôi (từ ngày 30.7.2024) do gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, kéo dài, đến nay Công ty CP đầu tư nông nghiệp Agri-Vina đã bổ sung, hoàn chỉnh một số biện pháp trong xử lý mùi hôi từ quá trình chăn nuôi.Dù cho nuôi lợn trở lại, nhưng Công ty CP đầu tư nông nghiệp Agri-Vina sẽ phải chịu sự giám sát nghiêm ngặt của cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa, và có thể sẽ bị dừng nuôi vĩnh viễn nếu tiếp tục để xảy ra ô nhiễm.UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu quá trình nuôi lợn, Công ty CP đầu tư nông nghiệp Agri-Vina phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa để lấy mẫu phân tích, đánh giá chất lượng không khí, hiệu quả xử lý của công trình xử lý khí thải, mùi hôi. Trường hợp có dấu hiệu bất thường về khí thải, mùi hôi chuồng trại gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến khu dân cư xung quanh thì phải kịp thời khắc phục và chịu trách nhiệm trước quy định của pháp luật.Trước đó, như Thanh Niên đã thông tin, từ tháng 8.2023, trang trại nuôi lợn của Công ty CP đầu tư nông nghiệp Agri-Vina dù mới nuôi thử nghiệm 30.000 con lợn (công suất 60.000 con lợn), nhưng đã gây mùi hôi thối khiến người dân xã Tân Phúc và vùng lân cận không thể chịu nổi. Nhiều lần người dân tập trung đến trước cổng trang trại để phản đối và yêu cầu cơ quan chức năng xử lý dứt điểm.Tình trạng ô nhiễm kéo dài, dai dẳng cho đến ngày 30.7.2024, khiến UBND tỉnh Thanh Hóa buộc phải yêu cầu tạm dừng chăn nuôi, buộc doanh nghiệp khắc phục sự cố môi trường, bổ sung, điều chỉnh hệ thống xử lý chất thải.Sau nhiều tháng khắc phục, mới đây, đoàn kiểm tra của Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa và chính quyền địa phương đã kiểm tra lần cuối trước khi báo cáo, đề xuất UBND tỉnh Thanh Hóa cho doanh nghiệp này nuôi heo trở lại.Ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, trong lần trả lời ý kiến cử tri (tháng 7.2024) liên quan đến tình trạng các trang trại chăn nuôi lợn gây ô nhiễm môi trường đã chỉ rõ việc để xảy ra ô nhiễm ở trang trại chăn nuôi của Công ty CP đầu tư nông nghiệp Agri-Vina trách nhiệm trước hết là của nhà đầu tư, tiếp đó là các cơ quan tham mưu của tỉnh. Khi đó, ông Tuấn cũng bày tỏ quan điểm trường hợp sau khi cho cơ hội khắc phục sự cố môi trường, nếu doanh nghiệp tiếp tục gây ô nhiễm sẽ chấm dứt chăn nuôi vĩnh viễn.Dự án trang trại chăn nuôi lợn công nghệ cao kết hợp trồng rừng sản xuất của Công ty CP đầu tư nông nghiệp Agri-Vina được UBND tỉnh Thanh Hóa quyết định cho thuê đất từ tháng 7.2022, với tổng diện tích hơn 37 ha. Trong đó, gần 18 ha diện tích đất để xây dựng các hạng mục công trình nuôi lợn với quy mô nuôi 60.000 con lợn thịt mỗi năm; và hơn 19 ha còn lại để trồng rừng sản xuất.
Quán súp cua mắc nhất gần 100.000 đồng/tô ở TP.HCM: Khách mê suốt 30 năm, vì sao?
Cà phê đặc sản của mỗi vùng miền đều khác nhau và riêng biệt, không thể "bắt chước" được. Cùng 1 loại cà phê nhưng nếu chế biến khô có thể mang đến hương trái cây nhiệt đới, xoài, chocolate, còn chế biến bán ướt (honey) thì đem đến hương mật ong, chanh, caramel, hậu vị ngọt.
Ghi nhận của phóng viên chiều tối nay 27.1 (28 tết), hầu hết các tuyến đường trung tâm TP.HCM ngày thường đông đúc xe, đặc biệt vào giờ cao điểm thường xảy ra tình trạng kẹt xe, ùn ứ hôm nay thông thoáng. Trong khi đó, một số tuyến đường khác ngày thường không phải là "điểm nóng" kẹt xe nay lại đông đúc, có thời điểm ùn ứ trong thời gian ngắn. Lực lượng chức năng túc trực điều phối dòng xe di chuyển.Theo quan sát, lúc 18 giờ hôm nay 28 tết một số tuyến đường ở khu vực Q.8 như Bình Đông, Cao Xuân Dục, Tùng Thiện Vương… chật kín xe. Đa phần, dòng xe hướng từ khu vực Q.8 và lân cận đến khu vực chợ hoa xuân "Trên bến dưới thuyền" khiến cho chợ hoa và các tuyến đường xung quanh đông đúc.Đi xe qua cầu Chà Và nối giữa Q.8 và Q.5 chiều nay, nhìn xuống đường Bến Bình Đông, chị Thanh Vy (ngụ Q.10) vô cùng bất ngờ khi nhìn từ trên cao, đường này đông đúc."Tôi cũng không tưởng tượng được là sẽ đông như vậy. Hôm nay tôi cùng chồng đi chợ hoa ở Bến Bình Đông mua sắm, thấy đông người quá. Bình thường kẹt xe thấy khó chịu, nhưng hôm nay thì thoải mái hơn. Mình trong tâm thế mua hoa, đi dạo nên thoải mái", chị bày tỏ.Trong khi đó, đi làm từ Q.5 về nhà ở một chung cư tại Q.8, anh Duy (32 tuổi) đến khu vực đường Cao Xuân Dục (Q.8) thì chịu cảnh ùn ứ, nhích từng chút vì xe đông. Anh kể tan tầm, xe buýt, xe máy, xe ba gác chở hoa, xe ô tô… chen nhau, trong khi đường nhỏ và có nhiều xe di chuyển hướng từ đường Bến Cần Giuộc cắt ngang với đường Cao Xuân Dục."May mắn vượt qua một đoạn ngắn thì đỡ hơn, phía trước là đường Tùng Thiện Vương có các anh CSGT điều phối dòng xe. Những ngày này, lạ là đường trung tâm vắng vẻ, nhưng đường ở khu nhà tôi ở lại đông đúc vì gần chợ hoa. Xe đông nhưng không quá khó chịu vì đây là không khí tết mà", anh chia sẻ.Không chỉ ở Q.8, trưa và chiều tối nay, đường Hùng Vương, Hồ Thị Kỷ, Trần Bình Trọng (Q.10)... cũng đông đúc người và xe do người dân tìm đến mua hoa, không khí buôn bán nhộn nhịp.
Guinea 'tất tay' vì vé Olympic, HLV Shin Tae-yong than phiền khi U.23 Indonesia gặp khó
Trong livestream trên trang cá nhân, nghệ sĩ cải lương Ngân Tuấn tiết lộ trước đó, anh lên ý tưởng tổ chức đêm nhạc tưởng nhớ cố nghệ sĩ Vũ Linh với tên gọi Nhớ về anh, mời các nghệ sĩ cùng tham gia. Tuy nhiên khi thông tin này được chia sẻ, một số người bình luận trái chiều, cho rằng Ngân Tuấn lợi dụng hình ảnh đàn anh vì không để gia đình cố nghệ sĩ Vũ Linh tổ chức. Điều đó khiến giọng ca cải lương không khỏi buồn lòng. Nói về thông tin tiêu cực này, nghệ sĩ Ngân Tuấn khẳng định những điều anh muốn làm xuất phát từ tấm lòng, tình cảm dành cho giọng ca Lương Sơn Bá Chúc Anh Đài. “Tôi muốn anh Năm (tên gọi thân mật của nghệ sĩ Vũ Linh) được khán giả nhớ mãi. Mời anh em đến đêm diễn đó, tôi tự bỏ tiền túi để phát lương cho anh em nghệ sĩ, và đem doanh thu làm từ thiện, hồi hướng công đức cho anh Năm”. Trước những thông tin tiêu cực, nghệ sĩ Ngân Tuấn nói ông buồn lòng nhưng cố gắng vượt qua. “Tôi làm từ cái tâm, nhưng chắc là chưa đủ duyên. Qua livestream này, tôi xin phép ngưng chương trình lại. Xin cáo lỗi cùng khán giả”, anh bày tỏ. Thời gian qua, thông tin về đám cưới của Trọng Lân - nam diễn viên quen mặt với khán giả khi góp mặt trong các dự án phim như Quỳnh búp bê, Người phán xử… nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng. Mới đây, chính “trai hư” của VFC cũng đã chia sẻ loạt hình ảnh trong lễ ăn hỏi, đồng thời gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và khán giả đã dành sự yêu thương cho anh và người bạn đời.Trọng Lân chia sẻ thêm: “Dù mới chỉ là đám hỏi nhưng tình cảm của mọi người đã khiến ngày hôm đó trở nên thật đặc biệt và ý nghĩa. Vì bận lịch quay phim nên đám cưới chính thức sẽ tổ chức vào năm sau. Mong mọi người tiếp tục yêu thương và chúc phúc cho hai vợ chồng mình”. Được biết người bạn đời của Trọng Lân tên Huyền Trang, là một streamer. Cô sinh năm 1999, gây ấn tượng bởi nhan sắc ngọt ngào, được nhận xét là xứng đôi khi đứng cạnh diễn viên Người phán xử. Trước đó, cặp đôi trải qua quãng thời gian hẹn hò kín tiếng. Chia sẻ về lễ ăn hỏi, Huyền Trang bày tỏ: “Em cũng không biết lý do nào để anh chọn một người con gái nhiều thiếu sót như em, nhưng em biết em chọn anh là quyết định đúng đắn nhất cuộc đời này”. Theo số liệu tham khảo trên Box Office Vietnam, phim điện ảnh Nhà gia tiên của đạo diễn Huỳnh Lập đã vượt ngưỡng 150 tỉ đồng sau vài ngày công chiếu. Tác phẩm do Phương Mỹ Chi đóng chính được dự đoán sẽ tiếp tục tăng về mặt doanh thu, đặc biệt là trong 3 ngày cuối tuần. Những ngày qua, Nhà gia tiên liên tục dẫn đầu phòng vé và dường như áp đảo so với các tác phẩm còn lại. Tính riêng hôm 28.2, tác phẩm do Huỳnh Lập làm đạo diễn thu về hơn 6,6 tỉ đồng với hơn 80.000 vé bán ra. Nhà gia tiên là dự án đánh dấu màn chạm ngõ điện ảnh của Phương Mỹ Chi. Để tập trung cho vai diễn Mỹ Tiên trong phim, giọng ca 10X kể đã từ chối các show diễn trong vòng một tháng. Bù lại, cô thấy mình học hỏi được nhiều điều trong quá trình làm việc chung với các tiền bối. "Cát sê không phải là yếu tố quan trọng của tôi khi tham gia phim. Tôi chỉ quan tâm kịch bản có phù hợp và lịch trình đi học có sắp xếp được hay không", á quân Giọng hát Việt nhí bày tỏ. Trong chương trình Đời rất đẹp, cascadeur Lữ Đắc Long gây chú ý khi kể lại khoảnh khắc sinh tử khi mắc Covid-19. Anh nhớ lại: “Nghe tôi bệnh, Quyền Linh ngồi ngoài khóc, nói với tôi: “Tôi thề với ông, tôi sẽ ráng giúp, tôi sẽ kêu gọi bạn bè, tôi sẽ cho ông thở riêng”. Mẹ của Lý Hùng gọi điện năn nỉ giúp tôi. Phòng đó là phòng cấp cứu, ai cận kề cái chết mới hiểu sự sống mong manh”.Trong quá trình điều trị bệnh, một tình huống khiến anh Lữ Đắc Long “khắc cốt ghi tâm” chính là khoảnh khắc đạo diễn Xuân Phước động viên bằng một bài đăng trên mạng xã hội. Từ đó, loạt nghệ sĩ động viên và gửi tiền. “Tự nhiên tôi mở mắt ra, thấy tài khoản tăng lên một trăm mấy chục triệu, sau đó tôi dùng tiền này phát cho người nghèo, những nghệ sĩ có hoàn cảnh khó khăn ngay trong đêm”, anh kể.Trở về từ cuộc chiến “tử thần”, anh Lữ Đắc Long thôi thúc bản thân cần hành động để trả ơn đời. Anh nói: “Lúc đó, tôi lập đoàn phóng sự vào bệnh viện, quay cảnh bác sĩ chữa bệnh cho bệnh nhân. Tôi chụp hình, quay phim và viết bài”.